TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CHO HỌC SINH

Thứ ba - 05/10/2021 21:02
TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CHO HỌC SINH
TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19  CHO HỌC SINH
TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
 

Câu hỏi 1: Các dấu hiệu không khoẻ là gì?
Trả lời: Các dấu hiệu không khỏe là các dấu hiệu như ho, hắt hơi, sốt, đau đầu, đau bụng, cảm thấy nóng, và mệt nhiều.
Câu hỏi 2: Vi rút SARS-CoV-2 lây nhiễm như thế nào?
Trả lời: Một người bị nhiễm vi rút do tiếp xúc trực tiếp với những giọt bắn từ mũi hoặc miệng của người bị COVID-19 phát tán khi ho hoặc thở ra. Những giọt bắn do người bệnh phát tán khi ho, hắt hơi, thở ra, rơi xuống các vật thể và các bề mặt xung quanh người đó. Những người khác chạm vào những vật thể hoặc bề mặt này, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của họ cũng sẽ có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2.
Câu hỏi 3: Thế nào là giãn cách xã hội?
Trả lời:
- Để thực hành giãn cách xã hội, học sinh nên đứng cách xa bạn bè hoặc người xung quanh (ít nhất 1 m), tránh tụ tập nơi đông người, tránh chạm vào người khác khi không cần thiết, tránh ra khỏi nhà khi không cần thiết.
- Đối với học sinh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nguy cơ, học sinh không tham gia vào sự kiện tập trung quá 20 người tại nơi công cộng.
- Đối với học sinh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nguy cơ thấp, học sinh không tham gia vào sự kiện tập trung quá 30 người tại nơi công cộng.
Câu hỏi 4: Học sinh nên làm gì nếu cảm thấy lo lắng, không yên tâm về dịch bệnh?
Trả lời: Tâm trạng lo lắng trước một dịch bệnh mới xuất hiện là một điều bình thường. Nhiều người sẽ trải qua cảm giác này. Học sinh nên trò chuyện với cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, bạn bè về những băn khoăn lo lắng của mình trước dịch bệnh, để được chia sẻ và được nhận những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình dịch bệnh. Không nên giữ kín những lo lắng một mình và không chia sẻ với ai.
Câu hỏi 5: Học sinh cần làm gì để thể hiện tinh thần đoàn kết, chia sẻ trong lúc dịch bệnh xảy ra?
Trả lời: Để thể hiện tinh thần đoàn kết, chia sẻ trong thời kỳ dịch bệnh, học sinh có thể có nhiều hoạt động như:
- Giúp đỡ các bạn khuyết tật: một số bạn bị khiếm thính, khiếm thị sẽ khó tiếp cận với các thông điệp truyền thông. Giúp đỡ bằng cách tuyên truyền, giải thích lại cho các bạn.
 - Giúp đỡ các bạn vùng khó khăn: cùng quyên góp ủng hộ khẩu trang hay dung dịch sát khuẩn tay, chia sẻ các câu chuyện, lời động viên.
Câu hỏi 6: Tại sao cần thường xuyên rửa tay?
 Trả lời: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có chứa cồn sẽ loại bỏ và diệt vi rút có trên tay bạn.
Câu hỏi 7 : Cần rửa tay trong bao lâu để loại bỏ và diệt vi rút có trên tay?
Trả lời: Thường xuyên rửa tay đúng cách trong ít nhất 30 giây, đặc biệt là sau khi hắt hơi hoặc ho.
Câu hỏi 8: Rửa tay với xà phòng và nước sạch đúng cách như thế nào?
Trả lời: Rửa tay đúng cách với xà phòng và nước sạch theo 6 bước như sau (Hình 1):
- Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào nhau.
          - Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
 - Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy tới cổ tay và làm khô tay.

Hình 1: Các bước rửa tay với xà phòng


 

Tác giả: Bùi Thị Bích Diệp

Nguồn tin: Sưu tầm:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây